Du học ở một trường đại học ở Đức mở ra cánh cửa đến tương lai nghề nghiệp rộng mở với vô số cơ hội thực tập và làm thêm ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ thu hút bởi chất lượng giáo dục hàng đầu, du học Đức còn mang đến môi trường thực tiễn để trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động sau tốt nghiệp.
Mở rộng cánh cửa đến thế giới thực với các chương trình thực tập
Thực tập bắt buộc: Một số chương trình đào tạo yêu cầu sinh viên hoàn thành thực tập như một phần bắt buộc để lấy bằng. Đây là cơ hội quý giá để sinh viên áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, tích lũy kinh nghiệm thực tế và xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp.
Thực tập theo nguyện vọng: Sinh viên có thể tự do tham gia các chương trình thực tập khác để bổ sung kinh nghiệm và nâng cao khả năng tuyển dụng. Hoạt động này có thể diễn ra trong kỳ nghỉ học hoặc song song với việc học tập trên giảng đường.
Lợi ích của chương trình thực tập
Kinh nghiệm thực tế: Áp dụng kiến thức đã học vào các dự án và công việc thực tế.
Kỹ năng chuyên nghiệp: Rèn luyện các kỹ năng quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian.
Mở rộng mạng lưới quan hệ: Kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực và mở rộng mối quan hệ chuyên môn.
Tăng cường khả năng tuyển dụng: Kinh nghiệm thực tập nổi bật sẽ giúp sinh viên nổi bật trong hồ sơ ứng tuyển và gia tăng cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Tìm kiếm cơ hội thực tập
Trung tâm hỗ trợ nghề nghiệp của trường đại học (Career Service): Các trung tâm này thường cung cấp thông tin về chương trình thực tập, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị hồ sơ và kỹ năng phỏng vấn.
Cổng thông tin việc làm trực tuyến: Một số trang web uy tín như LinkedIn, StepStone, Indeed và Monster chuyên về việc làm thực tập tại Đức.
Trang web công ty: Nhiều công ty đăng tải thông tin tuyển dụng thực tập sinh trực tiếp trên trang web của họ.
Bảng thông báo (Schwarzes Brett): Các trường đại học và trung tâm cộng đồng thường có bảng thông báo đăng tin tuyển dụng việc làm thêm.
Nâng cao thu nhập và trau dồi kỹ năng với các công việc làm thêm
Bên cạnh thực tập, sinh viên quốc tế có thể tham gia các công việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt và rèn luyện kỹ năng mềm.
Điều kiện làm thêm
Sinh viên EU/EEA: Sinh viên từ các nước EU/EEA và Thụy Sĩ được phép làm việc tự do tại Đức mà không cần xin giấy phép.
Sinh viên ngoài EU/EEA: Sinh viên từ các nước ngoài EU/EEA có thể làm việc tối đa 20 tiếng mỗi tuần trong học kỳ và toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Họ cần có visa du học hợp lệ và giấy phép lao động do Sở Ngoại kiều địa phương (Ausländerbehörde) cấp.
Loại hình công việc làm thêm:
Công việc trợ giảng: Các trường đại học thường tuyển dụng sinh viên làm trợ giảng tại các khoa, thư viện, phòng hành chính hoặc phòng thí nghiệm.
Công việc dịch vụ: Sinh viên có thể tìm kiếm công việc làm thêm tại nhà hàng, quán cà phê, quán bar, khách sạn và cửa hàng bán lẻ.
Gia sư và giảng dạy: Sinh viên có kiến thức chuyên môn hoặc ngoại ngữ tốt có thể cung cấp dịch vụ gia sư hoặc giảng dạy cho học sinh khác.
Công việc Freelancer: Sinh viên có kỹ năng viết lách, chỉnh sửa, thiết kế đồ họa hoặc lập trình web có thể làm việc Freelancer trực tuyến.
Lưu ý khi làm thêm
Sinh viên quốc tế cần sắp xếp thời gian hợp lý để cân bằng giữa việc học tập và công việc làm thêm, tránh để công việc làm thêm ảnh hưởng đến tiến độ học tập. Sinh viên cũng cần nắm được các luật cơ bản về số giờ cho phép, thu nhập, thuế, và luật hợp đồng khi đi làm tại Đức.
Ở Đức, sinh viên được làm thêm không quá 140 ngày/ năm cho các công việc full-time (8h/ ngày) hoặc không quá 280 ngày/ năm cho các vị trí part-time (4h/ ngày). Ngoài ra, sinh viên cũng không được làm quá 20h/ tuần trong học kỳ, và không quá 40h/ tuần trong kỳ nghỉ.
Khi làm các công viêc trên 20h/ tháng, sinh viên bắt buộc phải được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm sức khỏe.
Sinh viên vẫn sẽ nhận được hợp đồng lao động trong bất cứ trường hợp nào. Hãy cảnh giác nếu chủ lao động không muốn ký hợp đồng làm việc, vì họ có thể thuê bạn với mức lương dưới mức lương tối thiểu với điều kiện lao động kém.
Số tiền sinh viên kiếm được nếu không quá 11.604 Euro/ năm thì sẽ không cần phải đóng thuế. Mức này thuờng sẽ thay đổi hàng năm, sinh viên có thể tra cứu bằng cụm từ "Grundfreibetrag" + số năm.
Dù có cần phải đóng thuế hay không, sinh viên vẫn có thể khai thuế. Việc khai thuế sẽ có lợi cho sinh viên nếu như bạn có các chi phí cho việc đi lại hoặc thuê chỗ ở phục vụ cho công việc làm thêm.
Du học Đức không chỉ là hành trình học tập mà còn là trải nghiệm văn hóa độc đáo. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với một môi trường đa dạng văn hóa, giúp họ mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về thế giới. Đồng thời, việc học tập tại Đức còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển mối quan hệ quốc tế, xây dựng mạng lưới liên kết chuyên nghiệp toàn cầu. Ngoài ra, hệ thống giáo dục Đức còn đặc biệt chú trọng vào việc kết hợp lý thuyết với thực hành. Sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án nghiên cứu, thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình, giúp họ áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và phát triển kỹ năng thực tế cần thiết cho sự nghiệp sau này. Nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và nghiên cứu, Đức đã trở thành điểm đến lý tưởng cho sinh viên quốc tế. Việc du học tại Đức không chỉ giúp sinh viên phát triển bản thân mà còn mở ra cơ hội tuyệt vời cho sự thành công và phát triển trong tương lai.
Commentaires